Giấy in nhiệt là gì, cấu tạo của giấy in nhiệt như thế nào là những thắc mắc của đa số người dùng.
Những sản phẩm giấy in nhiệt từ khi có mặt trên thị trường đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội và nhanh chóng thay thế cho các loại giấy in thông thường. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về loại giấy chất lượng này.
KHÁI NIỆM VỀ GIẤY IN NHIỆT
Trước khi tìm hiểu về cấu tạo của giấy, chúng ta cùng phân tích rõ khái niệm của loại giấy in nhiệt. Với tên tiếng anh là “thermal paper”, đây là loại giấy được thấm tẩm hóa chất nhạy nhiệt. Sau khi tiếp xúc với nhiệt, lớp hóa chất của giấy sẽ dần chuyển sang màu đen.
Sản phẩm được sản xuất vào những năm 1960, đến nay giấy được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cấu tạo của giấy in nhiệt gồm một bề mặt được bao phủ một hỗn hợp rắn của thuốc nhuộm và một bề mặt thích hợp, khi chạm vào giấy, bạn sẽ cảm thấy bề mặt của nó rất khác biệt.
Đặc biệt loại giấy in nhiệt này có mùi hóa học mạnh mẽ. Nếu bề mặt hóa chất được làm nóng trên điểm nóng, thuốc nhuộm sẽ phản ứng với axit, từ đó làm chuyển màu giấy in nhiệt giúp cho hình ảnh và chữ dần hiện ra.
Ngày nay, giấy in nhiệt đang được sử dụng rộng rãi và dần thay thế hoàn toàn cho giấy in thường, giấy in kim. Với công nghệ in nhiệt tiên tiến, hiện đại, việc sử dụng giấy in nhiệt giúp cho người dùng tiết kiệm được khá nhiều chi phí và thời gian in ấn.
CẤU TẠO CỦA GIẤY IN NHIỆT
Giấy in nhiệt thường được ứng dụng trong việc in ấn hóa đơn bán hàng ở các hệ thống nhà hàng, siêu thị, ngân hàng hoặc tại những cửa hàng thời trang, quán cà phê,… Với ưu điểm là tiết kiệm thời gian in, tốc độ in nhanh hơn so với các loại giấy in thông thường, giấy in nhiệt đang chiếm ưu thế trên thị trường giấy in hiện nay.
Cấu tạo của giấy in nhiệt gồm nhiều lớp khác nhau, giúp cho giấy in có chất lượng tốt.
LỚP BẢO VỆ BÊN NGOÀI
Lớp bảo vệ ngoài cùng chính là lớp đầu tiên khi ta tiếp xúc vào, vì vậy lớp giấy này có tác dụng bảo vệ các hình ảnh hoặc chữ trên giấy để không bị biến đổi, mờ nhòe khi môi trường thay đổi. Nhờ được bao phủ một lớp hóa chất bên ngoài bề mặt, hình ảnh và các chức năng in giấy luôn được bảo toàn, không bị ảnh hưởng ngay cả trước và sau khi in ấn.
LỚP PHỦ NHẠY NHIỆT
Đây là lớp nằm sau lớp bảo vệ ngoài, được bao phủ một lớp hóa học là những loại hóa chất nhạy nhiệt. Lớp này sau khi được tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ bị biến đổi dần sang màu đen, những thông tin in của người dùng sẽ dần được hiển ra.
LỚP SƠN CÁCH ĐIỆN
Trong cấu tạo của giấy in nhiệt, lớp sơn cách điện này có tác dụng giúp các thông tin, hình ảnh và màu sắc của giấy in được hiển thị đẹp hơn và chất lượng hơn sau khi in ra. Nhờ có lớp sơn này, sản phẩm khi in bằng giấy in nhiệt có màu sắc và độ phân giải của hình ảnh tốt hơn nhiều so với các loại giấy in thông thường.
LỚP GIẤY CƠ BẢN
Lớp giấy cơ bản chính là lớp giấy mà bạn vẫn thường hay nhìn thấy. Các lớp bảo vệ ngoài, lớp nhạy nhiệt, lớp sơn cách điện sẽ bao phủ trên lớp giấy này. Lớp giấy cơ bản có độ dày nhất định tùy thuộc vào loại giấy khác nhau, đây là lớp quyết định đến chất lượng sản phẩm sau khi in.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG GIẤY IN NHIỆT
– Tiết kiệm giấy: Giấy in nhiệt được thiết kế mỏng hơn so với các loại giấy in thông thường gấp 3 lần, chính vì vậy việc sử dụng giấy in nhiệt sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian thay giấy.
– Thời gian giao dịch nhanh chóng: Khi in bằng giấy in nhiệt, tốc độ in nhanh hơn từ 90mm/s đến 220mm/s, giúp thời gian giao dịch nhanh hơn, đem lại sự hài lòng cho khách hàng và sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
– Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng: Sử dụng giấy in nhiệt có tác dụng bảo vệ đầu in tốt, người dùng có thể sử dụng liên tiếp trong nhiều giờ đồng hồ mà không có trục trặc xảy ra.
Bài viết trên đã cơ bản chỉ ra các lớp cấu tạo của giấy in nhiệt, hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về loại giấy in có nhiều ưu điểm này.
Bạn có thể tìm mua tại DTP Corp, cam đoan các loại giấy in nhiệt tại đây đã qua kiểm nghiệm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.